Danh mục sản phẩm
- Sơn và Mực in
- Chất tạo màng
- Hoàn thiện bề mặt kim loại
- Polymer
- Phụ gia thực phẩm
- Hóa dầu
- Thiết bị
- Trang thiết bị y tế
-
Viên gỗ nén
Tìm kiếm sản phẩm
Sơn & Mực in
Việt Nam đang trở thành khu vực công nghiệp sơn trọng điểm của Đông Nam Á
Việt Nam đang là một quốc gia phát triển một cách bùng nổ. Những thành phố tràn ngập ô tô và một con số dường như không thể đếm được về số lượng xe máy.
Những tòa nhà văn phòng mới và những panô quảng cáo được dựng lên hàng ngày, biểu trưng cho 1 kỷ nguyên mới của đất nước, và theo đó là những tin vui cho ngành công nghiệp sơn. Điều này được phản ánh qua những dữ liệu chuyên ngành tại Việt nam.
Theo như Hiệp hội Sơn và Mực in Việt Nam, hiện cả nước đang có khoảng 130 công ty sơn Liên doanh và trong nước. Tăng trưởng về nhu cầu sơn tại Việt Nam trong năm 2007 đã được tính toán vào khoảng 22% và cũng với con số tương tự như vậy được dự đoán trong năm 2008. Hiệp hội cũng tin rằng thị trường sơn sẽ tăng trưởng bền vững hơn với tốc độ 10-15% trong 3 đến 4 năm tới. Sau 5 năm đầu tư nền công nghiệp sơn đang thu về thành quả của nó, trong đó đáng chú ý nhất là một loạt các khu công nghiệp do chính phủ Việt Nam thành lập xung quanh thành phố Hồ Chí Minh, trước đây còn gọi là thành phố Sài Gòn.
Nguồn tài chính vì thế mà cũng đổ về từ nhiều nước khác, bởi những nhà đầu tư quốc tế đang muốn tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực sơn phủ của Việt Nam. Trong năm trước, nhà máy trị giá 14.5 triệu đô la Mỹ tại tỉnh Long An, phía nam Việt Nam của Công ty sơn Thai 4 Oranges đã bắt đầu xuất khẩu sơn tại đây. Nhà máy này sản xuất được 100 triệu lít sơn mỗi năm. Năm 2006, công ty này đã công bố doanh thu trong nước đạt 50 triệu đô la.
Những nhà đầu tư toàn cầu vào cuộc.
Các nhà đầu tư quốc tế bao gồm Sigma và Nippon, cũng đã có những nhà máy sản xuất sơn tại Việt Nam. Nhà sản xuất sơn của Anh ICI Việt nam đã mở 1 nhà máy mới tại KCN Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương vào tháng 9, 2007. Với tổng đầu tư 19.8 triệu đô, nhà máy mới này có thể sản xuất 24 triệu lít sơn Dulux mỗi năm. Phát ngôn viên của ICI phát biểu: “mục đích của nhà máy này là để đáp ứng nhu cầu đang tăng cao tại Việt Nam. Khi mà nhu cầu tăng thì công suất của nó cũng sẽ được tăng theo”.
Sức hấp dẫn từ Việt Nam được nhìn thấy rõ rệt tại công ty sơn của Đan Mạch, Hempel. Mặc dầu Hempel đã kinh doanh tại Việt Nam được 11 năm, nhưng họ mới mở 1 nhà máy đầu tiên tại Miền Nam trong năm 2006 và chỉ sau 1 năm hoạt động dưới sự điều hành của Giám đốc kinh doanh khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Otso Massala nó dường như đã khẳng định được thành công của mình.
Nhà máy này đã sản xuất ra một sản lượng sơn lớn và được chính phủ Việt Nam cho phép hoạt động như một công ty độc lập, 100% vốn nước ngoài.
Ông Massala nói, “ sự hấp dẫn của Việt Nam đó chính là nền công nghiệp ở đây phát triển nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trong khu vực”, “ chúng tôi nhận thấy tại đây, lực lượng lao động làm việc rất chăm chỉ và cầu tiến. Không phải dễ dàng tìm ra những nhân viên đã có sẵn trình độ cao nhưng những người lao động này có thể làm được tất cả bởi ý chí ham học hỏi của họ”
Hempel cùng với các công ty nước ngoài khác phát hiện ra rằng Người Việt Nam đang dần nhận ra được lợi ích của những loại sơn chất lượng cao. Massala nói “Những công ty đang đầu tư vào Việt Nam phải hiểu một thực tế rằng những loại sơn tốt thì mới có chỗ đứng”. Một động lực chính khác đó là quyết định của chính phủ Việt Nam đang phát triển đất nước trở thành một quốc gia đóng tàu biển. “đó là tin tốt lành cho những công ty sản xuất sơn tàu biển hoặc sơn cho những ngành liên quan đến hạ tầng” ông Massala nói.
Ông Massala rất tự tin rằng đầu tư vào công nghiệp sơn của Việt Nam sẽ đem lại những lợi nhuận lâu dài, ông nói “ Tôi tin rằng trong một nhiệm kỳ dài nữa nền công nghiệp sẽ rất phát triển và ổn định tại Việt Nam”, “ trong 1 thời kỳ ngắn nó có thể là 1 đoạn đường đi rất gập ghềnh, tùy thuộc vào chính phủ sẽ điều tiết nền kinh tế như thế nào. Hiện tại nó đang là những dấu hiệu khả quan bởi chính phủ có nhiều luật kinh doanh hỗ trợ cho các doanh nghiệp”
Những doanh nghiệp địa phương đang mở rộng.
Tân Nam Phát đã tạo được danh tiếng trên trường quốc tế nhờ việc mở 1 nhà máy sơn phủ dạng bột đầu tiên tại Việt Nam, cũng ở tỉnh Long An. Nhà máy này sản xuất 100 tông màu nhũ và màu sơn. Nhà máy rộng 5000 m2 bao gồm 4 dây chuyền sản xuất với sự viện trợ của Nam Triều Tiên và Thai Technology and Funding. Phát ngôn viên của hãng nói “cạnh tranh tại Việt Nam là 1 bài toán rất hóc búa”, “hiện tại chúng tôi đang phải đối mặt với những vấn đề rất khó khăn trong việc thiết lập hệ thống nhà máy”.
Trong bối cảnh hiện nay Việt Nam đang có xu hướng trở thành tự cung tự cấp về công nghệ mới. Trong năm nay những nhà nghiên cứu tại ViệnVật lý ứng dụng quốc gia và viện khoa học công nghệ đã phát triển được sản phẩm sơn nano đầu tiên của họ, trong đó có cả sơn tự làm sạch. Mặc dù rõ ràng là trong Công nghiệp sơn vẫn duy trì phòng hợp tác và sát nhập công nghệ nhưng thực tế Công nghệ thì không bao giờ được chia sẻ thậm chí là điều đó có thể có lợi cho cả hai bên, theo lời một phát ngôn viên cho một công ty của Châu Âu trong 1 lần có mặt tại Việt nam phát biểu. Ông này nói “ Họ có thể có 1 công ty với hệ thống điện ly để sơn hàng trăm nghìn chiếc ô tô nhưng họ sẽ không cung cấp cho đối thủ của họ mặc dù điều đó có thể đem về lợi nhuận cao” Trong bối cảnh đó thì việc quản lý môi trường cũng có khá nhiều vấn đề liên quan. Công ty đóng tàu Hyundai-Vinashin tại trung tâm của tỉnh Khánh Hòa đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bắt đưa vào diện phải làm sạch vệ sinh môi trường từ nay cho đến cuối năm 2007. Tiếp đó là những khiếu nại từ phía cư dân xung quanh xưởng đóng tàu về việc các xưởng đã thải ra hơn 1 triệu tấn NIX, một chất hóa học từ sơn vào trong nước sinh hoạt và bờ biển gần đó. Chính phủ Việt Nam cũng đã lên tiếng cảnh báo rằng nếu cho đến cuối năm 2007 nguồn ô nhiễm này không được thanh lọc thì các xưởng đóng tàu sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị đóng cửa.