Danh mục sản phẩm
- Sơn và Mực in
- Chất tạo màng
- Hoàn thiện bề mặt kim loại
- Polymer
- Phụ gia thực phẩm
- Hóa dầu
- Thiết bị
- Trang thiết bị y tế
-
Viên gỗ nén
Tìm kiếm sản phẩm
Sơn & Mực in
Sơn gốc nước là gì? Đặc điểm của sơn gốc nước
Sơn gốc nước là gì? Đặc điểm của sơn gốc nước
Hình minh họa: sơn gốc nước
Việc nghiên cứu sơn gốc nước bắt đầu từ những năm 1950 và trải qua gần 4 thập kỷ, ngày nay sơn gốc nước đang được ứng dụng rộng rãi. Hầu hết các loại sơn phủ đang dùng hiện nay thành phần của chúng đều có 4 thành phần chính cơ bản là: nhựa, dung môi, màu và phụ gia. Các thành phần này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như tính chất của loại sơn phủ.
1. Sơn gốc nước là gì?
Khi phân biệt sơn gốc nước hay sơn gốc dầu ta dựa vào sự khác nhau về dung môi. Sơn gốc nước là loại sơn mà dung môi chính là nước. Hàm lượng chất hữu cơ trong dung môi của loại sơn nước này là rất ít. Cũng chính vì thế mà nó có tên là sơn gốc nước.
Trong nhiều năm trước, sơn gốc nước bị đánh giá là yếu hơn về mặt hóa học so với hệ sơn dung môi. Nhưng trong những năm gần đây, do các quy chế ngặt nghèo về an toàn sức khỏe người tiêu dùng và chất lượng không khí nên các hãng sản xuất sơn phải chú trọng ưu tiên vào sản xuất sơn gốc nước. Các tiến bộ kỹ thuật đạt được đã cho phép chúng ta phát triển sơn gốc nước có các cơ tính gần tương đương với sơn dung môi, đồng thời tạo ra nhiều ưu điểm quan trọng.
2. Phân loại sơn
Ngày nay sơn gốc nước thường sử dụng 1 trong 3 loại polyme tổng hợp để xác định đặc tính cuối cùng của sơn nên ta phân ra làm 3 loại sau:
- Hệ tan trong nước (water-soluble): các polyme phân tán hệ keo hoặc tan trong nước
- Hệ nhũ tương (water-emulsion): các polyme nhũ tương hoặc phân tán trong nước
- Hệ nhựa khử được bằng nước (water-reducible)
Mặc dù không phải là 100% không chứa dung môi nhưng sơn gốc nước chứa một hàm lượng dung môi hữu cơ rất thấp. Lớp sơn khô theo cơ chế tương tự như đối với sơn dung môi, hoặc là thông qua ôxy hóa hay bằng phản ứng khâu mạch nhiệt rắn. Ba loại polymer này khác nhau cơ bản về cơ tính và lý tính nên đã tạo ra phạm vị rộng để lựa chọn các công thức sản xuất và phát triển sơn hệ nước.
Các loại sơn mà chúng ta đang sử dụng để sơn nhà hầu hết là sơn gốc nước. Chúng ta thường gọi tắt bằng cái tên sơn nước.
3. Các loại nhựa sử dụng trong sơn nước
Các loại nhựa như alkyd, acrylic latex, epoxy, acrylic/epoxy hybrid, polyurethane, polyester và nhựa khác có thể dùng đề sản xuất sơn hệ nước. Nhựa Acrylic là loại được dùng thường xuyên hơn cho lớp phủ hoàn thiện. Nhựa epoxy ester tan trong nước và alkyd tan trong nước đang thống trị ngành thiết bị phụ tùng ô tô.
Nhựa epoxy khử được bằng nước thường được dùng làm sơn lót vì tương thích với tất cả các lớp sơn bên trên. Thông thường thì người ta phủ lên lớp lót epoxy bằng lớp PU cho mục đích chất lượng cao và chống ăn mòn tốt.
4. Ưu điểm của sơn gốc nước
Ưu điểm lớn nhất của loại sơn này là hàm lượng các chất bay hơi (VOC) rất thấp. Điều này rất tốt vì các chất bay hơi thường sẽ có mùi rất khó chịu và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người
Làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường
Loại sơn này có dung môi thành phần chính là nước vì vậy màng sơn được tạo thành do quá trình bay hơi nước. Chính vì thế nó còn có khả năng chùi rửa được nên làm giảm chi phí dung môi cho người sử dụng
Giảm thiểu chi phí bảo hiểm cơ bản cũng như là tạo môi trường làm việc an toàn hơn cho người lao động
Sơn gốc nước còn có thể sơn lên hầu hết các chất liệu, kể cả kim loại, nhựa, gỗ, thủy tinh, tường nhà và bằng hầu hết các phương pháp thông thường kể cả như phun, nhúng. Một số loại sơn gốc nước còn có thể khô bằng không khí và một số loại khác thì khô bằng sấy
5. Nhược điểm của sơn gốc nước:
Sơn gốc nước không thích hợp với tất cả các ứng dụng.
Lớp sơn làm việc tốt nhất khi đạt độ dày màng khô tới 1,2 mil (0.29 mm)
Trong môi trường độ ẩm cao thì sơn gốc nước cần nhiều thời gian hơn để khô do đó sẽ cần trang bị thêm hệ thống khuấy đảo không khí, khử và thoát ẩm… nên sẽ tăng thêm chi phí so với việc dùng sơn hệ khác
Nguồn: Tổng hợp