Sơn & Mực in

Sơn chống thấm, dột cho ban công

23/12/2019 | 17:05

 

Hình minh họa: các cách chống thấm cho tường, ban công

Sơn chống thấm, dột cho ban công

Ban công là phần công trình ngoại thất thường xuyên phải chịu tác động của môi trường như mưa, nắng… làm xuất hiện tình trạng thấm dột, ẩm mốc, phai màu gây mất thẩm mỹ trầm trọng. Giải pháp tốt nhất cho việc này chính là sử dụng sơn chống thấm ban công. Tuy nhiên, nên lựa chọn loại sơn chống thấm nào để mang đến hiệu quả tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Tại sao ban công bị thấm, dột

Việc nắm được các nguyên nhân chủ yếu gây ra thấm dột ban công sẽ khiến bạn có được những cách khắc phục phù hợp nhất. Hiện có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, chủ yếu phải kể đến các lý do sau:

- Do thời tiết: dưới tác động trực tiếp của các yếu tố thời tiết, khiến bê tông dễ bị co lại, gây ra các hiện tượng nứt gãy, khi gặp mưa sẽ dẫn đến ẩm mốc thấm dột

- Với công trình ban công, thép đan sàn bê tông để chống đỡ cũng rất quan trọng, thép đan sàn không đạt yêu cầu, kém chất lượng cũng sẽ dẫn đến khả năng chống thấm của ban công kém đi, dễ bị thấm dột

- Vị trí khe nối của ban công không được xử lý chống thấm (giữa sàn bê tông mới và sàn bê tông cũ) khiến khả năng chống thấm của ban công kém

- Do quá trình xây dựng thi công không cẩn thận, không đúng kỹ thuật, để lại nhiều lỗi như lỗ nhỏ li ti, vết rạn nhỏ, bề mặt không phẳng làm đọng nước… Với những ban công này thì khi gặp trời mưa, nước sẽ dễ ngấm vào hơn, lâu dần gây ra thấm dột, ẩm mốc, bong tróc các lớp sơn ngoài gây mất thẩm mỹ.

- Nhà thầu sử dụng các vật liệu xây dựng kém chất lượng, hiệu quả chống thấm kém từ đó mà ban công sau một thời gian dễ bị thấm dột

- Đường cấp thoát nước gặp sự cố cũng là nguyên nhân gây thấm dột ban công

Các giải pháp chống thấm dột cho ban công

Tình trạng ban công bị thấm dột, ẩm mốc khiến cho ngôi nhà của bạn trở nên mất thẩm mỹ, giảm tuổi thọ… Hiện nay có khá nhiều các giải pháp chống thấm cho ban công mà bạn có thể tham khảo để áp dụng cho mái ấm của mình. Cụ thể như:

- Chống thấm bằng thi công phương pháp khò nóng, màng tự dính để vá các vết nứt, rạn

- Thi công chống thấm bằng nhựa đường đun nóng chảy

- Chống thấm ban công bằng màng nhũ tương đàn hồi

- Chống thấm bằng phụ gia chống thấm cho bê tông

- Sử dụng sơn chống thấm ban công

Trong các phương pháp trên thì việc sử dụng sơn chống thấm ban công đang được lựa chọn hàng đầu, bởi đây là biện pháp khá tiện lợi mà lại mang đến hiệu quả cao.

Tại sao nên sử dụng sơn chống thấm dột cho ban công?

Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm sơn chống thấm chất lượng, mang lại hiệu quả chống thấm cao. Sau đây là các ưu điểm khi sử dụng sơn chống thấm cho ban công:

- Chống thấm nước tốt

- Chống kiềm hoá và muối hoá cực tốt

- Sơn còn có độ đàn hồi cao sẽ che phủ tốt những vết nứt nhỏ, giúp tránh được ẩm, rêu mốc

- Độ bám dính rất tốt

- An toàn, không độc hại, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng và tiếp xúc thường xuyên

Lưu ý khi sử dụng sơn chống thấm cho công trình

Các công trình đã qua sử dụng khi xuất hiện các dấu hiệu như nấm mốc, bong tróc, rạn nứt… tức là đã bị thấm bên trong tường, đối với những công trình này cần phải thực hiện các bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định vị trí xảy ra thấm dột

Bước 2: Sau khi tìm được nguồn thấm, cần xử lý triệt để những vị trí này để để tránh gây thấm trở lại.

Bước 3: Xử lý tường ngoài bị thấm: cạo bỏ các lớp sơn cũ, lớp bột trét sắp bị bong tróc, sau đó phủ lại toàn bộ bề mặt bằng lớp chống thấm chuyên dụng như CT-11A tường

Bước 4: Sau khi phủ các lớp ngăn thấm nước xong, có thể thực hiện giai đoạn tiếp theo như sơn phủ trang trí hoặc lót gạch lại

Lưu ý:

Đối với công trình đã xuống cấp và xuất hiện nhiều vết nứt thì công việc đầu tiên trước khi thực hiện ngăn chặn thấm dột là các nhà thầu, thợ cần làm sạch và mịn các mảng tường bằng giấy nhám sau đó trám đầy các kẽ hở bằng vữa xi măng và bột chuyên dụng rồi mới thực hiện phủ lớp ngăn thấm nước.

Bình Luận qua Facebook

5.04789 sec| 3041.734 kb