Sơn & Mực in

Mdi Chemicals tham dự buổi tọa đàm; hạn chế sử dụng chì trong sơn, mực in của Hiệp hội Sơn – Mực in Việt Nam"

27/05/2019 | 16:20

VPIA khởi xướng bước đi ban đầu tham gia nỗ lực quốc tế nhằm hạn chế sử dụng chì trong Sơn và Mực in.

Ảnh1: Mdi chemical tham dự tọa đàm ngành sơn do VPIA tổ chức

Chì được sử dụng rộng rãi và hiệu quả trong nhiều qui trình công nghiệp và các sản phẩm. Là chất độc hại. Trẻ bị bệnh nặng khi bị ngộ độc chì (ăn/nuốt sản phẩm chứa chì hoặc hít phải bụi chì). Nếu chì nhiễm vào máu của phụ nữ có thai sẽ khiến thai nhi bị tổn thương. Nhiễm độc chì tổn hại đến não, hệ thần kinh dẫn đến thiểu năng trí tuệ và các vấn đề nghiêm trọng khác.Khi trẻ em bị phơi nhiễm chì, hậu quả ảnh hưởng suốt đời đến trẻ em, đến gia đình và xã hội là rất lớn

Không có ngưỡng phơi nhiễm chì an toàn! 

Chì không tự hủy và tích tụ trong môi trường.

Vậy tại sao sơn có chì lại là vấn đề ở đây?

Ở phạm vi toàn cầu, chì trong sơn là tác nhân lớn nhất gây nên sự phơi nhiễm chì đối với trẻ em.

Hợp chất chì được cho vào sơn để cải thiên thời gian khô và cường độ mầu của sơn.

Một số hợp chất của chì: Các chất màu vô cơ: Chì trắng trong sơn lót (chì cácbonát/sunphát); chì Crôm môlýbdát (màu vàng, cam, đỏ, xanh lá cây); Chất làm khô: Chì Naphthanate/ ốctoat.; Các phụ gia chống ăn mòn, chất xúc tác: Ôxít chì

Các đặc tính nổi bật: Bền mầu, cường độ mầu cao, độ phủ tốt, chống rỉ/ ăn mòn cao, bền thời tiết và nước. Naphthanate/Octoat chì là chất làm khô hiệu quả cao. Gía thành rẻ.

Chì có lịch sử sử dụng lâu đời. Chì cromat vàng và chì molybdate đỏ/cam hiện tại vẫn chưa có mầu khác thay thế được các đặc tính của chúng nhất là tính bền mầu và chịu nhiệt. Chất làm khô của hợp chất chì là chất làm khô cho các loại sơn alkyd (0.1-0.5%). Các loại bột mầu gốc chì sử dụng rộng rãi trong sơn trang trí, bảo vệ, tàu biển, sơn bột, sơn gỗ và một số loại mực in ở các nước đang phát triển (do giá rẻ, độ bền cao, và nguồn cung dồi dào)

Theo thời gian màng sơn bị lão hóa và bị bong tróc nứt nẻ vỡ ra thành các phiến nhỏ hoặc bột bụi gây ô nhiễm môi trường trong nhà, không khí và đất xung quanh. Sơn phát tán bột bụi, kể cả khi sơn mới hoặc sơn trang trí lại (xả nhám, làm sạch …) cũng dẫn đến nguy cơ hít hoặc nuốt vào bụng, đặc biệt đối với trẻ em.

Chì có trong sơn trang trí (sơn gốc dung môi) sử dụng để sơn nhà cửa là trường hợp điển hình cho khả năng nguồn phơi nhiễm chì.

Sự phơi nhiễm chì cũng xẩy ra trong qua trình sản xuất, thi công sơn có chì và quá trình cạo bỏ các loại sơn chứa chì.

Việt Nam đang xem xét để tham gia vào Liên minh toàn cầu loại bỏ chì trong sơn của Tổ chức y tế thế giới và Cơ quan bảo vệ môi trường Liên Hợp quốc. Mục đích của Liên minh này là hỗ trợ các nước thiết lập văn bản qui phạm pháp luật - luật hóa về hạn chế hoặc loại bỏ chì trong sơn.

Trong thời gian tới nhóm sẽ thiết lập các cuôc “Đối thoại bàn tròn” để đưa ra các chương trình hành động cụ thể và chi tiết. Chủ yếu tập trung vào:

1.    Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng, xã hội về mối nguy hại của sơn, mực in có chứa chì.

2.    Kêu gọi sự tham gia tự nguyện của các doanh nghiệp trong và ngoài Hiệp hôi

3.    Hợp tác với các cơ quan chức năng Nhà nước trong việc ban hành văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến chì trong sơn và mực in

4.    Hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp thay thế hợp chất chì trong sơn, mực in bằng các hợp chất khác.

Ảnh 2: Buổi tọa đàm ngành sơn và mực in do Hiệp Hội Sơn và Mực in Việt Nam tổ chức                           

Để tham gia nỗ lực quốc tế nhằm hạn chế sử dụng chì trong sơn, ngày 6/10/2018 Hiệp hội Sơn – Mực In Việt Nam ra mắt nhóm tiên phong hạn chế và tiến tới loại bỏ sử dụng chì trong sơn và mực in (VPIA Team to Eliminate Lead Paint & Ink).

Trích VPIA

Bình Luận qua Facebook

5.87578 sec| 3033.109 kb