Danh mục sản phẩm
- Sơn và Mực in
- Chất tạo màng
- Hoàn thiện bề mặt kim loại
- Polymer
- Phụ gia thực phẩm
- Hóa dầu
- Thiết bị
- Trang thiết bị y tế
-
Viên gỗ nén
Tìm kiếm sản phẩm
Sơn & Mực in
Lựa chọn sơn có độ phủ cao cho các công trình xây dựng
Lựa chọn sơn có độ phủ cao cho các công trình xây dựng
Ảnh minh họa: sơn cho công trình
Sơn là gì?
Sơn là bất kỳ chất lỏng, hoặc chất liệu mastic nào, sau khi sơn một lớp mỏng lên bề mặt, chuyển thành một màng cứng. Nó thường được sử dụng để bảo vệ, tạo màu sắc, hoặc cung cấp kết cấu cho các công trình. Sơn có thể được sản xuất hoặc mua với nhiều màu sắc và nhiều loại khác nhau, chẳng hạn như màu nước, tổng hợp, v.v.. Sơn thường được lưu trữ, bán và ứng dụng như chất lỏng, nhưng hầu hết các loại sơn khô đi biến thành chất rắn.
Thành phần cấu tạo của sơn
Trong sản xuất sơn, bốn thành phần chính được sử dụng bao gồm: nhựa, bột màu, dung môi và phụ gia. Tùy theo từng mục đích sử dụng cụ thể, các thành phần trên sẽ được điều chỉnh theo một tỷ lệ nhất định khi điều chế, sản xuất.
1. Nhựa (40% - 60%): Alkyd, Acrylic, Epoxy, Polyurethane, Fluorocarbon
- Tạo liên kết các thành phần của sơn
- Tạo độ kế dính cho sơn
- Tạo độ bền cho màn sơn
2. Bột màu (7% - 40%): bột màu gốc, bột màu bổ sung, bột chống gỉ
- Tạo màu sơn
- Tạo độ bền và độ cứng của màng sơn
3. Phụ gia (0% - 5%): là các chất tăng độ bền cho sơn bao gồm độ bền màu sắc, khả năng chịu thời tiết, tăng độ bóng cứng và độ phủ cho sơn, tăng thời gian bảo quản của sơn, một số tính chất đặc biệt khác
- Chất làm khô tạo sức căng bề mặt
- Chất chóng nấm mốc
4. Dung môi (10% - 30%): hòa tan nhựa và bột màu
Vai trò của sơn có độ phủ cao cho các công trình xây dựng ngày nay
Hiện nay, các sản phẩm sơn có độ phủ cao luôn là ưu tiên sử dụng hàng đầu tại hầu hết các công trình xây dựng.
Độ phủ của một loại sơn, tính bằng g/m2, là khối lượng sơn cần thiết tính bằng gram khi phủ đều trên nền mầu đen trắng có diện tích 1m2 sẽ che phủ hết hay làm mất tính nghịch đổi mầu đen trắng của nền đó. Chính bởi vậy mà hiện nay, các sản phẩm sơn có độ phủ cao luôn là ưu tiên sử dụng hàng đầu tại hầu hết các công trình xây dựng.
Sơn được biết đến là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó chất tạo màng liên kết được kết hợp với các chất màu tạo màng để có thể liên tục bám trên bề mặt vất chất.
Trong thành phần chính của sơn tường Acrylic hệ gốc nước thì thành phần chính của sơn là nhựa Acrylic polymer, Titan, chất độn và một số hóa chất khác. Để sơn có được độ phủ cao thì thường trong thành phần của sơn phải có hàm lượng lớn hoạt chất Titan (Tio2). Hạt Tio2 có cấu tạo nhỏ < 5 micromet tạo cho sơn có độ phủ cao cũng như làm cho màng sơn chai, cứng tạo độ bền lâu dài cho màng sơn. Hạt Titan được nhập khẩu và có giá thành cao ảnh hưởng đến giá thành của sơn, do vậy, nó thường được ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm sơn cao cấp.
Lợi ích mang lại khi sử dụng sơn có độ phủ cao cho các công trình xây dựng
- Tiết kiệm, hiệu quả với sơn có độ phủ cao
- Diện tích sơn phủ lớn
- Khi sử dụng các sản phẩm sơn có độ phủ cao thì với 1kg hay 1 lit sơn, diện tích bề mặt vật chất (tường, gỗ…) sẽ được sơn phủ rộng hơn so với các sản phẩm sơn thông thường. Sơn có độ phủ cao thường là các dòng sơn có chất lượng vượt trội, càng sơn cao cấp thì độ phủ của sơn càng cao.
Do khả năng phủ rộng diện tích bề mặt khi sơn hơn nhiều lần so với các sản phẩm sơn thông thường, vì vậy, chi phí đầu tư cho việc sử dụng các sản phẩm sẽ được giảm đi đáng kể. Điều này sẽ mang lại những lợi ích thiết thực, tiết kiệm tối đa cho người sử dụng, đặc biệt là ở những công trình có diện tích lớn.