Danh mục sản phẩm
- Sơn và Mực in
- Chất tạo màng
- Hoàn thiện bề mặt kim loại
- Polymer
- Phụ gia thực phẩm
- Hóa dầu
- Thiết bị
- Trang thiết bị y tế
-
Viên gỗ nén
Tìm kiếm sản phẩm
Xăng dầu
Ký hợp đồng EPC dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn tổng vốn 9 tỉ USD
27/01/2014 | 16:41
Sáng nay 27.1, tại Thanh Hóa, đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng EPC Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn giữa Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn và tổ hợp nhà thầu.
(TNO) Sáng nay 27.1, tại Thanh Hóa, đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng EPC Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn giữa Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn và tổ hợp nhà thầu. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đến tham dự và chứng kiến lễ ký kết dự án.
Phát biểu tại lễ ký kết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, lọc hóa dầu Nghi Sơn là dự án trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương cũng như cả nước. Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu phải nghiêm túc thực hiện cam kết để dự án đảm bảo đúng tiến độ, an toàn.
Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn có tổng vốn 9 tỉ USD, trong đó vốn của các nhà đầu tư (gồm PVN, Công ty dầu khí Kuwait, Công ty Idemitsu Nhật Bản, Công ty hóa chất Mitsui) xấp xỉ 4 tỉ USD, vốn vay dự kiến xấp xỉ 5 tỉ USD từ JBIC, NEXI, IFC, KEXIM, European ECAs và các ngân hàng trong và ngoài nước.
Nhà thầu EPC là liên danh nhà thầu do Công ty JGC (Nhật Bản) đứng đầu và các thành viên khác gồm: Chiyoda (Nhật Bản), GS E&C (Hàn Quốc), SK E&C (Hàn Quốc), Technip France (Pháp), Technip Geoproduction (Malaysia).
Tiến độ hợp đồng, thời gian thiết kế, mua sắm, xây dựng đến hoàn thành cơ khí là 40 tháng; thời gian hỗ trợ chạy thử 8 tháng. Công suất lọc dầu của nhà máy là 200 nghìn thùng/ngày tương đương 10 triệu tấn/năm. Nguyên liệu dầu thô nhập khẩu từ Kuwait.
Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn có vai trò chiến lược quan trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu đối với các sản phẩm lọc hóa dầu ngày càng tăng do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây cũng là dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam.
Theo dự kiến, các thủ tục về tài chính và triển khai hợp đồng EPC vào giữa năm 2013, hoàn thành cơ khí vào cuối năm 2016, bắt đầu vận hành thương mại giữa năm 2017.
Sản phẩm của nhà máy gồm: Khí hóa lỏng LPG 32 nghìn tấn/năm; xăng Ron 92 1.131 tấn/năm; xăng Ron 95 1.131 tấn/năm; nhiên liệu phản lực 580 nghìn tấn/năm; Diesel cao cấp 2.161 tấn/năm; Diesel thường 1.441 tấn/năm; Paraxylene 670 nghìn tấn/năm; Benzen 238 nghìn tấn/năm; Polypropylene 238 nghìn tấn/năm; lưu huỳnh rắn 244 nghìn tấn/năm.
UBND tỉnh Thanh Hóa đã trao giấy chứng nhận điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án cho các nhà đầu tư. Năm 2008, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư 6,2 tỉ USD. Hiện nay, tổng mức đầu tư mới của dự án là 9 tỉ USD.
Phát biểu tại lễ ký kết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, lọc hóa dầu Nghi Sơn là dự án trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương cũng như cả nước. Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu phải nghiêm túc thực hiện cam kết để dự án đảm bảo đúng tiến độ, an toàn.
Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn có tổng vốn 9 tỉ USD, trong đó vốn của các nhà đầu tư (gồm PVN, Công ty dầu khí Kuwait, Công ty Idemitsu Nhật Bản, Công ty hóa chất Mitsui) xấp xỉ 4 tỉ USD, vốn vay dự kiến xấp xỉ 5 tỉ USD từ JBIC, NEXI, IFC, KEXIM, European ECAs và các ngân hàng trong và ngoài nước.
Nhà thầu EPC là liên danh nhà thầu do Công ty JGC (Nhật Bản) đứng đầu và các thành viên khác gồm: Chiyoda (Nhật Bản), GS E&C (Hàn Quốc), SK E&C (Hàn Quốc), Technip France (Pháp), Technip Geoproduction (Malaysia).
Tiến độ hợp đồng, thời gian thiết kế, mua sắm, xây dựng đến hoàn thành cơ khí là 40 tháng; thời gian hỗ trợ chạy thử 8 tháng. Công suất lọc dầu của nhà máy là 200 nghìn thùng/ngày tương đương 10 triệu tấn/năm. Nguyên liệu dầu thô nhập khẩu từ Kuwait.
Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn có vai trò chiến lược quan trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu đối với các sản phẩm lọc hóa dầu ngày càng tăng do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây cũng là dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam.
Theo dự kiến, các thủ tục về tài chính và triển khai hợp đồng EPC vào giữa năm 2013, hoàn thành cơ khí vào cuối năm 2016, bắt đầu vận hành thương mại giữa năm 2017.
Sản phẩm của nhà máy gồm: Khí hóa lỏng LPG 32 nghìn tấn/năm; xăng Ron 92 1.131 tấn/năm; xăng Ron 95 1.131 tấn/năm; nhiên liệu phản lực 580 nghìn tấn/năm; Diesel cao cấp 2.161 tấn/năm; Diesel thường 1.441 tấn/năm; Paraxylene 670 nghìn tấn/năm; Benzen 238 nghìn tấn/năm; Polypropylene 238 nghìn tấn/năm; lưu huỳnh rắn 244 nghìn tấn/năm.
UBND tỉnh Thanh Hóa đã trao giấy chứng nhận điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án cho các nhà đầu tư. Năm 2008, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư 6,2 tỉ USD. Hiện nay, tổng mức đầu tư mới của dự án là 9 tỉ USD.
Trích nguồn từ thanhnien.com.vn