D2C

Phân biệt Compostable với Degradeble và Biodegradeble

11/11/2019 | 14:52

PHÂN BIỆT COMPOSTABLE VỚI DEGRADEBLE VÀ BIODEGRADEBLE

Quá trình phân rã và quá trình hủy sinh học của nhựa thường bị nhầm lẫn, bởi kết quả của 2 quá trình này là khác nhau. Cả 2 quá trình này đều giúp túi hay sản phẩm làm từ nhựa sẽ bị chia thành các mảnh rất nhỏ, thậm chí mắt thường không thể nhìn thấy được.

COMPOSTABLE (Ủ PHÂN):

Có thể hiểu là Phân hủy hoàn toàn thành phân ủ “compost”. Quá trình phân hủy sinh học compostable sẽ tạo ra CO2, nước, hợp chất vô cơ và sinh khối với tốc độ phù hợp với các vật liệu hữu cơ khác và hoàn toàn không để lại cặn bã có thể nhận thấy hoặc gây hại tới môi trường.

Ủ phân hữu cơ composting là quá trình phân hủy các loại rác hữu cơ (chủ yếu là rác có nguồn gốc thực vật) trong điều kiện thoáng khí để tạo thành phân hữu cơ có tỷ lệ dinh dưỡng (các bon, ni tơ) phù hợp để sử dụng cho cây trồng.

Ủ phân hữu cơ composting: mục tiêu của mô hình này là làm giảm các loại rác hữu cơ bao gồm: thức ăn thừa, rau củ quả, bã trà, bã cà phê, bã chè,... Các loại rác hữu cơ này có thể ủ composting làm phân hữu cơ, hoặc chế biến thành chế phẩm enzyme/vi sinh làm các loại nước tầy rửa bề mặt, rửa chén bát, xà phòng…

Quy trình ủ phân rác bao gồm các bước:

Bước 1: Phân loại rác

Bước 2: Trộn rác với các thành phần bổ sung

Bước 3: Đổ rác vào bể ủ

Bước 4: Đảo trộn rác

Bước 5: Kiểm soát nhiệt độ

Bước 6: Kiểm soát độ ẩm

Bước 7: Ủ chín

Bước 8: Sàng lọc

Bước 9: Đóng bao

Đối với ủ phân rác là nhựa:

Khi một vật liệu có thể ủ phân, có nghĩa là nó có thể bị phân hủy sinh học trong một khoảng thời gian và dưới những điều kiện nhất định. Không phải 100% nhựa PHSH đều có thể ủ phân được vì có những thành phần nếu phân rã ra sẽ làm mất giá trị sử dụng của phân ủ.

DEGRADABLE (PHÂN RÃ, PHÂN HỦY):

Là quá trình mà cấu trúc polimer của nhựa bị bị bẻ gãy sau một thời gian tiếp xúc với ánh sáng, môi trường có độ ẩm… Nhựa sau khi bị phân rã cơ học sẽ chuyển biến thành những mảnh nhỏ micro, hay nano-plastics và hoàn toàn không bị phân hủy hay chuyển đổi thành chất khác. Quá trình này thường diễn ra rất lâu, ví dụ như quá trình phân rã của một chiếc túi nylon có thể kéo dài từ 500 đến 1.000 năm trong môi trường thiếu ánh sáng, độ ẩm thấp.

Vài loại nhựa được bổ sung các chất phụ gia (Vd: muối kim loại nặng…) để thúc đẩy tiến trình phân rã dưới những điều kiện nhất định: ánh sáng (photodegradable plastic), oxy (oxo-degradable plastic). Các phương pháp này làm nhựa có vẻ như là phân rã. Tuy nhiên, các mảnh nhựa rất, rất nhỏ (như cát) vẫn tồn tại.

BIODEGRADABLE (PHÂN HỦY SINH HỌC):

Quá trình phân hủy sinh học là quá trình nhựa bị phân hủy nhờ vào enzyme của vi sinh vật tiết ra giúp phân huỷ phân tử polyplastic thành CO2 và H2O. Quá trình này đòi hỏi thời gian rất lâu, để tăng thời gian và hiệu quả phản ứng của enzyme người ta bổ sung vào một số phụ gia có hoạt tính sinh học để tạo ra các sản phẩm tự nhiên như H2O + CO2 và sinh khối trong một khoảng thời gian hợp lý. Sự phân rã này chỉ thực sự có ý nghĩa khi chúng có thể trở thành một phần của chu trình carbon diễn ra trên trái đất

Ví dụ như túi nhựa phân hủy sinh học có thể phân hủy gần như hoàn toàn sau từ 3 đến 6 tháng. Thời gian cần thiết để phân hủy hoàn toàn phụ thuộc vào chất liệu, điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm và vị trí phân hủy. Lưu ý rằng có những loại nhựa được chế tạo từ các nguồn nguyên liệu tái tạo (tinh bột, cellulose, đường…), nhưng phương thức sản xuất khiến chúng không thể phân hủy sinh học được.

Theo tiêu chuẩn châu Âu NF EN 13342, vật liệu được gọi là phân hủy sinh học khi nó có khả năng phân hủy 90% trong thời gian tối đa là 6 tháng.

Đối mặt với vấn đề gia tăng rác thải, chúng ta cần bớt băn khoăn giữa lựa chọn nhựa thông thường hay nhựa sinh học mà nên quan tâm hơn tới việc quay trở về với những điều cơ bản là: chúng ta cần Tiết giảm, Tái sử dụng, Tái chế và Ủ phân.

Bình Luận qua Facebook

3.56378 sec| 3040.484 kb